Du Lịch Quỳ Hợp Nghệ An

Cùng với bạt ngàn rừng núi tự nhiên bao la là hệ thống sông suối bao quanh như: sông Con, sông Dinh, sông Nậm Huống, sông Nậm Tôn, Nậm Choọng, khe Đá, khe Riềng...đã cung cấp nguồn nước tưới mát, bồi đắp cho các cánh đồng ngô, lúa xanh tươi như ở Châu Quang, Châu Lý, Châu Đình, Đồng Hợp; hàng trăm ha cây cam, cây cao su, cây chè...ở hai nông trường 3/2 và Xuân Thành (trước đây), nay là Công ty Nông-Công nghiệp 3/2 và Công ty Nông nghiệp Xuân Thành; hàng ngàn ha mía xanh tốt đã cung cấp nguồ ;n nguyên liệu cho Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle hoạt động.

Đến với Quỳ Hợp hôm nay, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn cổ của người dân tộc Thái và lòng hiếu khách của đồng bào các dân tộc ở đây; có dịp được tìm hiểu thêm các phong tục tập quán của người Thái, người Thổ như: tục làm Vía, buộc chỉ cổ tay, tục uống rượu cần, làm nhà mới, cưới hỏi, tang ma, tôn trọng người già.... Hàng năm, vào dịp lễ tết, nhất là dịp ngày hội văn hóa các dân tộc 19/4, Lễ hội Mường Ham đồn g bào các dân tộc anh em trong toàn huyện lại náo nức về vui hội, đua tài. Khách về vui hội sẽ được thưởng thức những canh bồi, chèo pịa, thịt chua, gỏi cá, hò mọc, cơm lam... mang hương vị rất riêng của núi, của rừng. Thông qua những hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức thường xuyên tại khắp các xã thị, vốn dân ca, dân nhạc, dân vũ không thể mai một. Những làn điệu suối, lăm, nhuôn... của dân tộc Thái; dạ ời, tập tình tập tang, đu đu điềng điềng... của d& #226;n tộc Thổ; câu hò, điệu ví dân ca Nghệ An... góp nên bức tranh đa sắc làm phong phú đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Bà con các dân tộc nơi đây cũng còn lưu giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, may thêu, đan lát, nấu rượu cần... Đặc biệt trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch khiến thị trường tiêu thụ các sản phẩm dệt thổ cẩm, mây tre đan có xu hướng mở rộng, tạo cơ hội cho các ngành nghề phát triển.

Quỳ Hợp là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống yêu nước cách mạng rất đáng tự hào. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử của Nghĩa quân Lam Sơn - Lê Lợi trên đường tiến quân vào Nghệ An xây dựng căn cứ đã dừng chân ở mảnh đất này để tập hợp lực lượng, luyện tập quân sỹ, chuẩn bị vũ khí, vật lực trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Lịch sử đã đi qua nhưng những dấu tích đó vẫn còn lưu giữ trên mản h đất này và cả trong tâm thức của người dân Quỳ Hợp.

Đó là Bãi Tập Lê Lợi - một di tích lịch sử, nơi tập kết quân của Nghĩa quân Lê Lợi năm xưa, là niềm tự hào của mọi người con trên mảnh đất Quỳ Hợp thân yêu này. Bãi Tập là một mảnh đất bằng phẳng, nằm ở hai bên đường Quốc lộ 48, nay thuộc các xã Tam Hợp và Đồng Hợp. Phía nam Bãi Tập ăn sâu vào chân núi Pù Khạng, phía tây là Phả Huống, phía bắc kéo dài đến tận bờ sông Hiếu. Nghĩa quân tập kết ở đây để củng cố quân ngũ, luyện t& #7853;p và quyên góp lương thực. Bãi tập ở Qùy Hợp được ghi vào lịch sử như là một căn cứ địa của Nghĩa quân Lam Sơn. Có sông, có núi, có bãi đất bằng phẳng ẩn mình trong khu rừng lim, táu, săng lẻ. Ngày nay cây rừng không còn, Bãi Tập là khu dân cư, nơi cư trú và làm ăn của nhân dân 5 xóm: Hợp Thuận, Đồng Thuận, Hợp Liên và Hợp Long của xã Đồng Hợp. Về Bãi Tập ngày nay, chúng ta chứng kiến bao sự đổi thay và phát triển, nơi đây bạt ngàn ngô và mía, với cuộc sống nhộn nhịp của cư dân Chợ Bãi. Nhưng ai cũng biết rằng ẩn dấu đằng sau cuộc sống sôi động đó là dấu tích lịch sử hào hùng của cha ông.

Đó là Đền Cửa Troóng ở mường Chủng Láng (nay thuộc xã Yên Hợp) thờ một số Nghĩa quân Lam Sơn hi sinh trong một trận phục kích đánh quân Minh khi chúng càn quét ở đây sau chiến thắng Bồ Đằng. Vào xã Văn Lợi, có một ngôi đền ở làng Sòng. Đền thờ một vị tướng người Thổ. Trong một trận đánh với giặc Minh, ông bị thương nặng rồi mất. Người dân lập đền thờ và cúng thần vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đến Châu Quang, có đền Bản L 32; thờ một cô gái người Thái đã dũng cảm dùng mưu giết quân Minh. Ở bản Phảy có đền thờ ba anh em một gia đình người Thái đã xung phong đứng dưới cờ khởi nghĩa của Lê Lợi chống quân Minh, lập được nhiều chiến công.

Đến mường Chọong, xã Châu Lý, chúng ta sẽ được nghe câu chuyện kể về huyền thoại Nàng Phốm Hóm (Nàng Tóc thơm) - Người con gái Thái đẹp người, đẹp nết đã có công chỉ huy việc gom góp lương thực nuôi quân cho nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian dừng chân ở mảnh đất Quỳ Hợp. Câu chuyện về Nàng Phốm Hóm gắn với Đền Chọong linh thiêng ngày nay. Thời gian đã lùi xa gần 600 năm đời tiếp đời người dân Mường Choọng vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện ấy trong niềm t 921; hào tôn kính.

Không chỉ giàu truyền thống văn hóa, nhiều di tích lịch sử mà Quỳ Hợp còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc miền núi. Khu vực này do sự kiến tạo của địa chất xẩy ra từ hàng chục triệu năm đã hình thành nhiều núi non, thung lũng, hang động kỳ thú gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian, có ý nghĩa về văn hoá và giá trị về mặt khảo cổ học. Đến với Quỳ Hợp du khách sẽ được dịp đến thăm các địa chỉ văn hoá ; du lịch hấp dẫn, các bản làng dân tộc Thái như Bản Vi, Bản Tạt, với những nét đặc sắc trong nếp sinh hoạt hàng ngày, trang phục, các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống của vùng núi cao.

Quỳ Hợp là nơi nghỉ ngơi, giải trí, nghiên cứu khoa học hết sức lý tưởng cho du khách với cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái đặc biệt hấp. Hệ thống cảnh quan với địa hình đồi núi, sông sâu, ghềnh thác là tiềm năng tốt để khai thác những tour du lịch. Bên cạnh đó, khí hậu mát mẻ của Quỳ Hợp cũng làm nên một lựa chọn hấp dẫn trong những ngày nắng nóng.

Hồ Thung Mây nằm ở trung tâm Thị trấn Quỳ Hợp đã góp phần tạo nên cảnh quan tươi đẹp, thơ mộng và điều hoà môi trường sinh thái cho vùng trung tâm huyện. Đồng thời, là địa điểm tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, vui chơi giải trí cho bà con các dân tộc huyện nhà. Làn nước trong xanh, mặt hồ gợn sóng đã làm cho Thung Mây trở thành niềm tự hào của những người con Quỳ Hợp và để lại ấn tượng khó phai cho bất cứ ai từng một lần đặt chân tới.

Thác bản Bìa thuộc địa phận bản Dền, xã Châu Lý, nằm cách trung tâm thị trấn Quỳ Hợp khoảng 15 km về phía Tây. Thác Bìa có những thác nước dài, chảy nhanh và mạnh từ đỉnh núi đổ xuống tạo thành màu nước trắng xóa, mờ sương, mát rượi giữa vùng rừng núi nhấp nhô, sông suối uốn quanh ghềnh thác. Suối rừng Đồng Hợp, thác Bản Tạt, khe nước lạnh, hang Pửn pang - Nang ni... cũng là những địa chỉ du lịch hấp dẫn của Quỳ Hợp.

Tiềm năng du lịch phong phú, tuy nhiên tiềm lực để đầu tư, biến tiềm năng thành sản phẩm của huyện còn nhiều khó khăn. Đến nay, hệ thống đường giao thông để đến với huyện Quỳ Hợp và các điểm du lịch đã bắt đầu hoàn thiện. Hy vọng tương lai không xa, du khách đến với Qùy Hợp, đến với những điểm du lịch tham quan, nghỉ ngơi sẽ được thực sự hòa mình với thiên nhiên và cuộc sống còn mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao Tây Bắc xứ Nghệ.

Next Post Previous Post